Làng Ngũ Xã nằm bên bờ hồ Trúc Bạch phía Tây Hà Nội, hồ Trúc Bạch ăn thông với Hồ Tây mênh mông. Quanh bờ Hồ Tây tập trung các làng nghề thủ công nổi tiếng của kinh thành Thăng Long trong nhiều thế kỷ - nghề dệt lĩnh hoa và nghề giấy dó Yên Thái, nghề đúc đồng Ngũ Xã...Ngũ Xã nghĩa là 5 làng (Đông Mai, Châu Mỹ, Làng Thượng, Diên Tiên và Dao Niên thuộc huyện Văn Lâm - Hải Hưng và Thuận Thành - Hà Bắc) vốn có nghề đúc thủ công. Dân 5 làng kéo về Thăng Long lập nghiệp và lập nên làng nghề mới, lấy tên Ngũ Xã để ghi nhớ 5 làng quê gốc của mình. Họ tổ chức thành phường nghề riêng, gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã.
Làng đúc đồng Ngũ Xã có một lịch sử hình thành khá lâu đời, đến nay đã gần 500 năm tuổi. Theo sử sách ghi lại: Vào khoảng đời Lê (1428-1527), dân của 5 làng Đông Mai, Châu Mỹ, Long Thượng, Điện Tiền và Đào Viên mà tên nôm là các làng Hà, Rồng, Dí Thượng, Dí Hạ…) thuộc huyện Văn Lâm - Hưng Yên và huyện Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay, vốn có nghề đúc đồng đã về kinh thành Thăng Long để lập trường đúc tiền và đồ thờ. Tại đây, họ đã sinh cơ lập nghiệp, tạo dựng làng mới trên đất Thăng Long và lấy tên Ngũ Xã, có nghĩa là 5 làng để ghi nhớ 5 làng quê gốc của mình. Về sau làng được tổ chức thành phường nghề riêng, gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã, nay là phố Ngũ Xã, thuộc quận Ba Đình - Hà Nội.
Thành công của người Ngũ Xã khi tiến hành đúc các sản phẩm bằng đồng trong suốt mấy trăm năm nay đã khẳng định tài năng kỳ lạ của họ. Bên cạnh sự thông minh sáng tạo, đôi mắt nhìn chuẩn xác, bàn tay khéo léo và đức tính cẩn trọng, người thợ thủ công còn có bí quyết nghề nghiệp và kinh nghiệm từ lâu đời. Bí quyết đúc đồng của Ngũ Xã, theo tục truyền là ở các khâu làm khuôn, nấu đồng, rót đồng thành sản phẩm.
Những pho tượng và đồ thờ bằng đồng của Ngũ Xã đã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở Việt Nam. Một trong những sản phẩm của Ngũ Xã được nhắc tới nhiều nhất là pho tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xã. Pho tượng cao 3,95 m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60 m, không có những sai sót về kỹ thuật đúc. Các tác phẩm nổi tiếng khác như tượng Trấn Vũ bằng đồng đen ở đền Quán Thánh đúc năm 1677, chuông chùa Một Cột cũng được nhiều tài liệu ghi nhận là sản phẩm của các nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã.
Những năm cuối thế kỷ 21, làng Ngũ Xã đúc đồng bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, nghề đúc đồng truyền thống bị thu hẹp thay vào đó là khu phố mới với nhiều dịch vụ ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội, đặc biệt là món ăn nổi tiếng món phở cuốn món ăn mới, lạ mắt, lạ tai duy nhất có ở Hà Nội hiện nay, món ăn thu hút nhiều nam nữ thanh niên và du khách trong nước và nước ngoài đến thưởng thức.
Hiện ở đây có chùa Ngũ Xã (tên chữ là Thần Quang tự hay Phúc Long tự, xây thế kỷ 18, thờ Phật và ông tổ nghề Đúc đồng Nguyễn Minh Không nên lấy tên Thần Quang theo chùa chính thờ ông này ở Thái Bình) và đền Ngũ Xã thờ Mẫu
Những gia đình còn theo nghề đúc đồng hiện cũng chỉ làm những mặt hàng thủ công mỹ nghệ như lư đồng, mâm đồng, chuông đồng,... nhưng tất cả đều có kích thước nhỏ, trong đó một phần phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài. Những ai đi xa, lâu ngày quay trở về làng Ngũ Xã chắc hẳn không khỏi xót xa khi cái hồn của làng Ngũ Xã không còn nữa.
Ngay tại ngôi chùa của làng Ngũ Xá mang tên chùa Thần Quang hiện nay có một sản phẩm được coi là hết sức tinh tế, hết sức kỳ vĩ. Đó là tượng Phật Di Lặc cao gần 4m, nặng 11 tấn, toạ lạc trên một đài sen bằng đồng có 96 cánh, trông rất uy nghi. Không chỉ kỳ vĩ về kích thước mà pho tượng này được đúc theo kỹ thuật rỗng liền khối, một kỹ thuật bí truyền mà chỉ làng Ngũ Xã mới có.
Làng đúc đồng Ngũ Xã nay đã khác xưa nhiều. Làng, đã chuyển thành phố với những ngôi nhà cao tầng nằm san sát, không tìm thấy đâu bóng dáng của một làng nghề đúc đồng nức tiếng “trong làng, ngoài nước…”. Người dân làng đã chuyển sang nghề khác hoặc đã chuyển đi nơi khác sinh sống.