Làng nghề Đại Bái là một trong ba thôn thuộc xã Đại Bái. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: Đúc đồng, đúc nhôm, gò nhôm nhưng gò đúc đồng là chủ yếu. Ngoài ra, ở đây còn nhận dát mỏng kim loại, gia công cơ khí, kim khí hoàn chỉnh các chi tiết, chạm khắc kim loại, ghép tam khí...
Đại Bái có tên cổ là làng Bưởi Nồi, cách thủ đô Hà Nội khoảng 35km, cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh khoảng 20km ( bên bờ Nam sông Đuống) và cách huyện lỵ Gia Bình 3km có tỉnh lộ 282 chạy qua. Đại Bái có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng khác kể cả về đường thuỷ lẫn đường bộ.
Đại Bái có tổng diện tích tự nhiên là 385,2ha, trong đó đất nông nghiệp là 242,7ha ( chiếm 63%), đất chuyên dùng là 60,0ha ( chiếm 15,5%), đất dân cư là 27.3ha ( chiếm 7,09%). Đại Bái là một vùng chiêm trũng, dân số đông, do đó có diện tích bình quân đầu người thấp. Năm 2006, dân số trong toàn xã là 8707 khẩu với 2006 hộ, trong đó có 627 hộ sản xuất thuần nông ( chiếm 31,25%), có 1231 hộ ngành nghề kiêm nông nghiệp ( chiếm 61,36 %), có 148 hộ chuyên ngành nghề và dịch vụ ( chiếm 7,39%).
Trong xu hướng phát triển của làng nghề Đảng bộ xã Đại Bái (Gia Bình) nhiệm kỳ lần thứ XIX (2005- 2010) đề ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2010 doanh thu từ TTCN, dịch vụ đạt 60 tỷ đồng, khuyến khích các công ty, HTX tiểu thủ công nghiệp và các hộ vào sản xuất tại khu công nghiệp làng nghề. Đây là mục tiêu lớn đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của chính quyền cùng người dân Đại Bái nhằm tìm hướng phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường.
Nghề gò đồng Đại Bái qua nhiều thăng trầm đã không dừng lại với trình độ thủ công ban đầu mà phát triển mở rộng sang các loại hình đòi hỏi trình độ cao như chạm khắc hàng mỹ nghệ. Người Đại Bái năng động đã làm ra một loạt hàng trang trí, gia dụng bằng đồng mạ bạc như các bình hoa, các bộ đồ trà, rượu, tranh gò đồng nổi… Đó là xu hướng tất yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội với sự giao lưu rộng rãi mà sản phẩm nghệ thuật chạm bạc và khảm tam khí trở nên đắt giá, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Sự phát triển này đã đem lại cho Đại Bái nói chung và nghề đúc đồng truyền thống nói riêng một chỗ đứng mới trong nền kinh tế thị trường.
theo thống kê: “Toàn xã có khoảng 600 hộ (chủ yếu ở thôn Đại Bái) làm nghề đúc đồng truyền thống và các loại hình dịch vụ phụ trợ như vận tải, thu gom vật liệu, trưng bày sản phẩm… góp phần giải quyết cho 2.000 lao động địa phương và những vùng phụ cận, với mức thu nhập trung bình từ 500- 700 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2004, huyện đã lập cụm công nghiệp làng nghề, đến nay đã có 17 hộ và 2 công ty đi vào sản xuất. Sản phẩm của Đại Bái không chỉ tinh xảo mà còn có giá trị lớn, đã xuất hiện nhiều đơn đặt hàng với sản phẩm trên chục triệu đồng...”. Điều đáng mừng là sản phẩm của Đại Bái đã được quảng cáo trên mạng điện tử và có 20 sản phẩm tranh chữ, đỉnh đồng ghép tam khí được dự trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học chào mừng Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại Hà Nội vào trung tuần tháng 11- 2006. Như vậy sản phẩm của Đại Bái đã vươn xa thêm một bước không chỉ về mặt giá trị mà lớn hơn đó là sản phẩm đại diện cho tinh hoa của một miền quê được bạn bè quốc tế yêu thích.
Tuy nhiên cũng như các làng nghề khác, Đại Bái đang phải đối mặt với nhiều thách thức như giá nguyên vật liệu tăng, ô nhiễm môi trường, thiếu vốn, nhất là khan hiếm lao động có tay nghề cao…Trước thực trạng này, chính quyền và người dân nơi đây đã tập trung thực thi nhiều giải pháp để giảm bớt những ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Các hộ sản xuất kinh doanh tập trung vào những mặt hàng gia dụng truyền thống, làm theo đơn đặt hàng. Với vấn đề ô nhiễm môi trường, UBND xã thống kê các hộ có lò đúc để tuyên truyền làm ống khói giảm ô nhiễm môi trường với sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ. Việc đào tạo lực lượng trẻ có tay nghề cao được thực hiện bằng cách khơi gợi cội nguồn, mời gọi các nghệ nhân đã thành danh đang sinh sống ở địa phương khác về mở lớp truyền nghề tại cụm công nghiệp…
Bằng nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, Đại Bái đang dần vượt qua khó khăn, thách thức, đứng vững trong cơ thế thị trường. Nghề truyền thống của quê hương đang góp phần dựng xây lên một miền quê giàu đẹp.
Bức quấn thư hưng thịnh
12,000,000 VND
|
Tranh tứ quý lộc phát
3,750,000 VND
|
Tranh tứ quý thiên phúc
3,750,000 VND
|
Trống đồng Đại Bái
6,000,000 VND
|
Tranh tứ bình
3,750,000 VND
|
Tượng chủ tịch Hồ Chí Minh
9,000,000 VND
|