Để có một sản phẩm bằng đồng độc đáo, tinh xảo phải thực hiện tốt các giai đoạn công nghệ sau
Đúc phôi
Làm nguội - Nghề trạm đồng
Khảm đồng
Làm mầu
Gò đồng
Đúc phôi
Tuỳ theo kích thước và sự phức tạp của các chi tiết của sản phầm mà mỗi gia đình, mỗi dòng họ có công thức bí truyền riêng, nhưng nhìn chung có thể giới thiệu như sau:
Trước tiên, người ta tạo nên cốt của các sản phẩm (có thể bằng đất, gỗ, nến, thạch cao…) sau đó người ta dùng cốt đó để tạo khuôn bằng đất trộn với trấu đen nhào thật kỹ cho tới khi xé dọc thớ đất chạy thẳng là được. Khuôn công phu tạo nên độ chính xác của sản phẩm.
Tiếp theo là công đoạn đúc, người ta pha trộn đồng với các kim loại khác theo các tỷ lệ thích hợp với hợp kim nấu chảy và đổ rót vào khuôn, quá trình đổ rót thủ công này phải tuân theo một công thức nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh không được phép có vết rạn nứt, tỳ vết…
Công đoạn cuối cùng của giai đoạn đúc phôi là chờ sản phẩm nguội và phá khuôn ra lấy sản phẩm. Dĩ nhiên là một khuôn chỉ đúc được một sản phẩm.
Làm nguội
Sản phẩm đúc ra sau khi đã đạt tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước, họa tiết phải tiến hành khâu làm nguội. Muốn làm được công đoạn này cần phải có dụng cụ riêng như cây khoan, bàn dũa, dao chấn đe… Khâu quan trọng nhất là trạm, với rất nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân trạm có thể tạo ra các đường nét như ý đó là các đường “trạm án”, “trạm chìm”, “trạm đúc nổi” (trạm dương bản).
Làm mầu
Đây cũng là một công đoạn được coi là công thức gia truyền của mỗi gia đình nghệ nhân. Nhờ đó mà người ta tạo được các màu sắc khác nhau thích hợp cho từng sản phẩm, kể cả các sản phẩm giả cổ có màu sắc hoen gỉ như đã qua hàng nghìn năm. Và đặc biệt là màu được giữ nguyên vẹn cho hàng trăm năm sau.