Chuông chùa là một trong các lọai pháp khí của phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát - Nhã( Phiên âm của chữ "prajn-aa"(s) có nghĩa là " Trí tuệ"). Vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh người nghe.
Chuông chùa là một trong các loại pháp khí của phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát - Nhã ( Phiên âm của chữ "prajn-aa"(s) có nghĩa là " Trí tuệ"). Vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh người nghe. Thường được đạt hai bên trái của chánh điện. Nhiều chùa còn xây tháp an trì và nơi đạt chuông là" Lầu chuông trống" Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên. ...thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sang, tuỳ theo quy định của mỗi chùa. Người thỉnh chuông vừa đánh chuông vừa đọc bài kệ:
Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn.
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.
Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay
Âm thanh đời lắng sạch thay
Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên.
(Thích Nhật Từ dịch)
Kích thước và kiểu dáng tuỳ theo yêu cầu của khách hàng
Các thông số kỹ thuật chỉ mang tính tham khảo