Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù Co cẳng đạp thằng Bần ra cửa Sáng mồng một rượu say túy lúy Giơ tay bồng ông Phúc vào nhà
Trong lòng người ước vọng đầu năm thảy dân ta khôn thiếu cha Phúc. Tú Xương có câu đối:
Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù
Co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một rượu say túy lúy
Giơ tay bồng ông Phúc vào nhà
Thời xưa các gia đình bình dân ít học thường đi thuê thầy đồ văn hay chữ tốt viết câu đối Tết mang về treo trong nhà hoặc dán ngoài cổng. Người ít tiền chỉ dám thuê các thầy viết cho một chữ Phúc to đùng. Nhà khá giả không chỉ bằng lông với câu đối Tết có nội dung Phúc mà còn mua ba tượng tam đa: Phúc, Lộc, Thọ bày trong nhà quanh năm. Nhiều dòng họ lấy chữ Phức để đệm tên. Nguyễn Phúc Ánh (Vua Gia Long), Lê Phúc Thọ, đệm tên húy các chúa Nguyễn. Nhiều địa danh có chữ Phúc: Tỉnh Vĩnh Phúc. huyện Phú Thọ...
Phúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Ai cũng trách phúc lợi, phúc lộc nhưng lại quên phúc đức, phúc thiện. Muốn được phúc phải có đức và ngược lại, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo... Thí dụ các đức nho giáo là Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, chữ,tín). Đức của đạo Phật là ngũ giới (5 điều cấm), thập niên (10 việc tốt nên làm). Đức của đạo Kitô là 10 lời răn của chúa... Cụ Hồ căn dặn cán bộ là luôn luôn "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" xứng đáng là "đầy tớ của nhân dân". Với trẻ em cụ dạy 5 điều để định hướng cho cá em trở thành người công dân tốt, tránh tình trạng "bé không vịn, cả gãy cành". Dù văn chương chữ nghĩa khác nhau, chung quy đức của mọi dân tộc, mọi chủ nghĩa, mọi thời đại đều trùng hợp tinh thần "vô ngã vị tha" của đạo Phật. Nhằm mục đích mưu cầu lợi ích cho chúng sinh.
Mâm chữ phúc, chữ thọ, chữ tâm, chữ đức, được nghệ nhân làng Đại Bái trạm trổ rất tinh sảo từng đường nét, dùng treo ở phòng khách hoặc trên bàn thờ, mân được đúc từ đồng vàng nguyên chất
Kích thước: rộng 60 Cm, nặng 2 kg
Kích thước và kiểu dáng tuỳ theo yêu cầu của khách hàng
Các thông số kỹ thuật chỉ mang tính tham khảo